Staking thanh khoản, còn được gọi là staking mềm, là hình thức nâng cao hơn của staking truyền thống được hỗ trợ bởi nhiều giao thức hợp đồng thông minh thế hệ mới. Với staking thanh khoản, người dùng có thể truy cập và sử dụng số tiền bị khóa cho các hoạt động dựa trên tiền mã hóa khác trong khi vẫn kiếm được phần thưởng từ khoản tiền gửi ban đầu của mình.
Staking thanh khoản đã được sử dụng rộng rãi vào năm 2022 sau sự bùng nổ của tài chính phi tập trung (DeFi). Bài viết này sẽ trình bày khái niệm về staking thanh khoản, ưu điểm và nhược điểm của nó và các nhà cung cấp staking thanh khoản tốt nhất trên thị trường.
Ethereum chuyển sang PoS
Mạng Ethereum rất quan trọng vì nó mở ra một kỷ nguyên mới của các ứng dụng tài chính. Được ra mắt vào năm 2015 bởi một đội ngũ gồm 8 nhà phát triển, Ethereum là phiên bản nâng cao của mạng Bitcoin. Theo nhà sáng lập chính Vitalik Buterin, Ethereum nhằm mở rộng việc sử dụng công nghệ blockchain ngoài việc chuyển giao giá trị.
Do đó, Ethereum được tạo ra để trở thành một dự án tiền mã hóa mở và linh hoạt hơn, cho phép phát triển các ứng dụng khác trên phần mềm nền tảng. Điều này khả thi nhờ sự tích hợp của hợp đồng thông minh - các đoạn mã máy tính có thể tự thực thi dựa trên các quy tắc được định trước. Sau thành công của mình, Ethereum trở thành điểm thu hút ứng dụng phi tập trung (DApp) và DeFi.
Tuy nhiên, Ethereum được xây dựng bằng cơ chế đồng thuận giống với mạng Bitcoin: hệ thống Bằng chứng công việc (PoW). Cơ chế PoW thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nút khai thác trên toàn cầu, khiến nó an toàn và phi tập trung cao. Nhưng điều này dẫn đến tốc độ giao dịch chậm và phí mạng cao.
Hơn nữa, vì Ethereum hỗ trợ nhiều dịch vụ giá trị hơn nên có mức phí gas cao, khả năng xử lý chậm và nhu cầu năng lượng lớn.
Đội ngũ chính thức bắt đầu chuyển đổi từ giao thức Bằng chứng công việc sang Bằng chứng cổ phần (PoS) vào tháng 12 năm 2020, khi ra mắt Beacon Chain (Ethereum 2.0). Quá trình chuyển đổi được hoàn thành 2 năm sau đó, vào tháng 9 năm 2022, khi mạng Ethereum trở thành blockchain Bằng chứng cổ phần. Chia sẻ về việc di chuyển này, Buterin cho biết mạng hiện tiêu thụ năng lượng ít hơn 99,9% so với cơ chế đồng thuận trước đây.
Staking là gì?
Staking có nguồn gốc từ khái niệm truyền thống về tài khoản tiết kiệm mang lại lợi nhuận. Khách hàng gửi tiền vào tài khoản ngân hàng và kiếm được một tỷ lệ phần trăm nhất định khi giữ số tiền ở đó. Ngược lại, ngân hàng cho doanh nghiệp vay số tiền này dưới dạng nợ thông qua hệ thống dự trữ phân đoạn. Nhờ vậy, ngân hàng thu được lãi suất cao và trả cho khách hàng một ít lãi suất.
Tuy nhiên, staking khác với những gì đạt được theo nghĩa truyền thống ở một số điểm. Tài sản tiền mã hóa - tài sản kỹ thuật số - được sử dụng để staking thay vì tiền pháp định.
Một điểm khác biệt lớn nữa là người dùng kiếm được phần thưởng staking lớn hơn nhờ các nguyên tắc có tính ràng buộc. Tất cả hệ thống blockchain đều minh bạch và không có cơ quan trung ương, vì vậy các giao thức staking hoạt động mà không cần trung gian. Bằng cách này, người dùng kiếm được phần thưởng lẽ ra sẽ được sử dụng để thanh toán cho bên trung gian.
Ở dạng cơ bản nhất, staking yêu cầu người dùng khóa tài sản tiền mã hóa của họ trong một khoảng thời gian cụ thể để bảo mật mạng. Người dùng được thưởng bằng những coin mới được đúc của mạng cơ sở vì họ đã cam kết tiền kỹ thuật số của mình. Staking đang nhanh chóng trở thành một ngành công nghiệp độc lập, với hơn 18 tỷ USD được ghi nhận trong hệ sinh thái.
Lựa chọn staking Ethereum
Trong một số dịch vụ staking hiện tại, mỗi lựa chọn phục vụ nhu cầu cụ thể và hướng tới việc tối ưu hóa tiềm năng tăng trưởng của chúng. Hãy tìm hiểu về các hình thức staking và những hạn chế của chúng:
1) Tự staking
Tự staking là việc một cá nhân trở thành nhà xác thực trên blockchain Ethereum PoS. Nhà xác thực là người dùng stake một lượng lớn tài sản cơ sở của mạng để xác minh giao dịch trên nền tảng. Thay vì cạnh tranh, nhà xác thực thay phiên nhau xác nhận giao dịch, từ đó giảm lượng phát thải carbon của mạng.
Tự staking trên mạng Ethereum có ngưỡng gia nhập cao. Để trở thành nhà xác thực và được chấp nhận vào hệ sinh thái Ethereum, người dùng phải stake tối thiểu 32 ETH. Điều này khiến tự staking trở thành hoạt động đòi hỏi nguồn vốn lớn.
Một vấn đề khác với hệ thống này là ETH đã stake của nhà xác thực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu sự cố mạng xảy ra hoặc nhà xác thực mắc lỗi khi làm việc. Mạng Ethereum sẽ tự động giảm một nửa số ETH đã stake của nhà xác thực, buộc họ phải mua thêm ETH để tiếp tục hoạt động.
Ngoài ra, khi nhà xác thực khóa ETH, họ chỉ có thể hủy staking hoặc truy cập tài sản sau khi khoảng thời gian khóa kết thúc. Điều này có thể tác động đáng kể đến nhà xác thực trong thời gian ngắn vì họ không thể chuyển tài sản của mình sang nền tảng khác nếu cần.
2) Staking sàn giao dịch
Một lựa chọn staking ít tốn vốn hơn là staking trên sàn giao dịch. Thông thường, sàn giao dịch tiền mã hóa tập trung sẽ tạo ra một bể để người dùng có thể nạp và stake tài sản trong đó. Sau đó, sàn giao dịch sẽ lấy những tài sản tiền mã hóa này và gửi chúng vào mạng để trở thành nhà xác thực.
Ưu điểm của việc staking trên sàn giao dịch là người dùng hoặc người đóng góp vào bể có thể dễ dàng hủy stake bất cứ khi nào họ muốn. Điều này không ảnh hưởng đến bể giao dịch do số lượng lớn token được stake.
Một lợi ích khác là người dùng có thể stake số lượng tài sản tiền mã hóa bất kỳ. Họ không cần phải đáp ứng ngưỡng tối thiểu 32 ETH cho những người tự stake hay nhà xác thực. Đổi lại, các sàn giao dịch thưởng cho những người đóng góp vào bể hàng ngày hoặc hàng tháng vì đã tin tưởng giao tài sản tiền mã hóa cho họ.
Tuy nhiên, lựa chọn này không phải là không có nhược điểm. Do tính chất tập trung của hệ thống, nhà đầu tư thường không biết rõ việc sàn giao dịch sử dụng tiền của họ như thế nào. Họ chỉ có thể tin tưởng giao tiền cho một bên tập trung. Một vấn đề khác là nền tảng có thể dễ dàng bị xâm phạm hoặc giải thể do mất khả năng thanh toán, khiến người dùng không thể lấy lại tài sản của họ.
Hạn chế cuối cùng của staking trên sàn giao dịch là hầu hết các sàn đều tính phí rút tiền khi người dùng muốn rút tiền.
3) Staking cố định
Dù không phải là một hệ thống staking hoàn toàn nhưng staking cố định có nhiều hạn chế. Tài sản được stake trong hệ thống này phần lớn sẽ không thể truy cập được cho đến khi khoảng thời gian stake kết thúc. Lựa chọn này phù hợp với người dùng muốn xây dựng kỷ luật tài chính và không có ý định sử dụng tiền của mình trong thời gian dài.
Staking cố định thường có thời gian khóa trong khoảng từ một đến ba tháng trên hầu hết các sàn giao dịch. Nhà xác thực stake trực tiếp trên giao thức Ethereum có thời hạn rút tiền dài hơn.
Staking thanh khoản là gì?
Staking thanh khoản là dịch vụ staking mới nhất. Lựa chọn staking này yêu cầu người dùng cam kết tiền của mình để bảo mật mạng, nhưng có tính thanh khoản hoặc linh hoạt vì người dùng vẫn có thể truy cập tiền của họ.
Không giống như hệ thống PoS truyền thống, staking thanh khoản liên quan đến việc lưu trữ tiền trong tài khoản ký quỹ DeFi. Điều này cho phép người dùng truy cập token của họ bất cứ khi nào họ muốn vì tiền có tính thanh khoản cao.
Với staking thanh khoản, người dùng có thể tạo ra nhiều nguồn doanh thu từ tài sản tiền mã hóa của mình vì họ có thể khóa tài sản của mình và vẫn truy cập chúng. Họ có thể sử dụng phiên bản thanh khoản của tài sản trên các giao thức DeFi khác và kiếm được nhiều tiền hơn từ khoản tiền nạp ban đầu.
Staking thanh khoản hoạt động như thế nào?
Dù staking thanh khoản có những điểm tương đồng với các loại staking khác nhưng phương pháp được sử dụng lại khá khác nhau. Một thế hệ giao thức mới, được gọi là giao thức staking thanh khoản, đã được phát triển để nhà giao dịch có thể gia tăng số tiền nắm giữ tiền mã hóa của họ.
Các giao thức này cho phép người dùng stake số lượng tài sản bất kỳ và hủy stake mà không ảnh hưởng đến khoản tiền nạp ban đầu. Bằng cách này, tiền nạp sẽ bị khóa trên nền tảng staking thanh khoản và người dùng được cấp phiên bản token hóa cho tài sản tiền mã hóa của họ. Phiên bản phái sinh này có cùng một giá trị và hoạt động một đối một với tài sản gốc. Tuy nhiên, chúng thường được gắn một biểu tượng khác để nhận dạng.
Ví dụ: nếu stake 1 ETH vào một trong các dịch vụ staking thanh khoản và yêu cầu phiên bản phái sinh, người dùng sẽ nhận được một stETH, với "st" đại diện cho ETH được stake.
Sau đó, những token mới này có thể được chuyển ra khỏi giao thức, lưu trữ ở nơi khác, giao dịch hoặc thậm chí được tiêu dùng mà không ảnh hưởng đến khoản tiền nạp ban đầu. Tính linh hoạt mà các dịch vụ staking thanh khoản mang lại không phải là điều duy nhất khiến chúng trở nên độc đáo. Người dùng sẽ kiếm được phần thưởng staking từ số tiền nạp ban đầu và tạo ra nhiều tiền hơn từ token phái sinh, khiến đây trở thành một lựa chọn đôi bên cùng có lợi.
Nếu muốn rút khoản tiền nạp ban đầu, người dùng phải trả lại mức định giá tiền nạp tương đương để truy cập tiền của họ. Một số giao thức staking thanh khoản tính phí khi sử dụng nền tảng, nhưng mức phí sẽ khác nhau.
Ưu điểm của staking thanh khoản
Staking đã mang đến trải nghiệm mới cho chủ sở hữu coin, cho phép bất kỳ ai có thể đưa tài sản của họ vào hoạt động và nhìn chúng tăng trưởng. Tuy nhiên, staking thanh khoản đã đưa hệ thống tiến xa hơn nữa. Một trong những lợi ích của staking thanh khoản là tính di động của nó.
Khóa tiền trong thời gian dài có thể không phải là quyết định tài chính thông minh do tính chất biến động của tài sản tiền mã hóa. Khi tiền kỹ thuật số bị khóa, giá trị của chúng cũng thay đổi dựa trên hiệu suất của tài sản cơ sở. Nếu thị trường gấu đang diễn ra, staking, theo nghĩa truyền thống, có thể dẫn đến thua lỗ cho người dùng. Tuy nhiên, với staking thanh khoản, người dùng có thể dễ dàng rút phiên bản tài sản được token hóa và gửi vào các hệ thống tạo thu nhập để bù đắp những khoản lỗ đó.
Một lợi ích khác là nhiều nguồn thu nhập mà staking thanh khoản mang lại. Người dùng đã stake có thể dễ dàng khóa tiền của họ trên một nền tảng và sử dụng phiên bản được token hóa làm tài sản thế chấp để nhận các khoản vay được hỗ trợ bằng tiền mã hóa. Những khoản vay này sau đó có thể được nạp vào tài khoản có tốc độ tăng trưởng cao hơn, từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Điều này khiến staking thanh khoản trở thành một hoạt động rất được người dùng DeFi yêu thích.
Nhược điểm của staking thanh khoản
Giống như mọi hệ thống dựa trên tài chính, staking thanh khoản đều có những nhược điểm và rủi ro.
Một rủi ro là tài sản được token hóa có thể bị mất neo giá khỏi token được stake ban đầu. Điều này đã xảy ra với mạng Ethereum khi stETH được giao dịch thấp hơn ETH do việc sử dụng rộng rãi phiên bản token này khiến nguồn cung biến động.
Một rủi ro khác của staking thanh khoản là nếu người dùng mất tài sản được token hóa trong một giao dịch, họ cũng mất quyền truy cập vào số tiền đã nạp. Cách duy nhất để lấy lại khoản tiền nạp trước đó là thực hiện một khoản tiền nạp khác tương đương.
Dù staking thanh khoản là giải pháp sáng tạo nhưng nó được hỗ trợ bởi hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh có hiệu quả cao; tuy nhiên, chúng có thể chứa nhiều lỗi, tạo cơ hội cho tin tặc rút tiền của người dùng. Nếu điều này xảy ra, người dùng có thể mất tất cả số tiền của mình mà không có cách nào lấy lại được.
Nhà cung cấp staking thanh khoản hàng đầu
Staking thanh khoản là một dịch vụ staking tiền mã hóa tiên tiến, được cung cấp độc quyền bởi một số nền tảng. Dưới đây là một số giao thức staking thanh khoản hàng đầu và tài sản mà người dùng có thể stake.
1) Lido — nền tảng staking thanh khoản tốt nhất về tổng thể
Lido Finance, gọi tắt là Lido, là nhà cung cấp dịch vụ staking thanh khoản nổi tiếng nhất. Nền tảng này, được ra mắt vào năm 2020, cho phép người dùng stake token Ether mà không cần khóa chúng. Khi mới ra mắt, Lido cung cấp dịch vụ staking thanh khoản cho mạng Ethereum nhưng sau đó đã mở rộng dịch vụ sang Ethereum, Solana, Polygon, Polkadot và Kusama.
Người dùng Lido có thể staketrên các blockchain PoS và triển khai tài sản tiền mã hóa của họ trong các hoạt động khác. Điều này bao gồm truy cập nền tảng cho vay như Aave và tham gia các cơ hội gia tăng tài sản khác. Sau khi người dùng stake tài sản của mình, Lido sẽ cung cấp cho họ một phiên bản được token hóa là “st+mã tài sản”. Sau đó, người dùng đã stake có thể rút phiên bản tài sản phái sinh này và sử dụng trong 27 ứng dụng DeFi và ví tiền mã hóa.
Phần thưởng staking trên Lido dao động từ 4,8% đến 15,5%. Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ staking thanh khoản, Lido còn điều hành một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) được hỗ trợ bởi token mạng của nó LDO. Với token kỹ thuật số, người dùng có thể bỏ phiếu cho các đề xuất mạng và có thể thấy tài sản của họ tăng trưởng thông qua staking.
Lido tính phí 10% cho dịch vụ staking thanh khoản.
2) Rocket Pool — Giao thức staking thanh khoản Ethereum
Một dịch vụ staking thanh khoản khác là Rocket Pool. Giao thức này, được ra mắt vào năm 2016, cung cấp quy trình thân thiện với người dùng để stake ETH trên nền tảng. Rocket Pool hoạt động như một lớp cơ sở để stake ETH2 phi tập trung và không cần tin cậy. Nền tảng này chỉ hỗ trợ tài sản tiền mã hóa Ether.
Tuy nhiên, nó cung cấp dịch vụ kép cho khách hàng của mình. Người dùng có thể stake ETH trực tiếp trên Rocket Pool và nhận phiên bản token hóa của tài sản được neo giá là rETH hoặc trực tiếp chạy một nút trên hệ sinh thái Rocket Pool.
Với các dịch vụ kép, Rocket Pool sẽ thưởng riêng cho người dùng. Với những người chỉ stake ETH để đổi lấy rETH, Rocket Pool có thể cho mức lợi nhuận hàng năm là 4,16%. Mặt khác, những người stake ETH trong khi chạy một nút có thể kiếm được lợi nhuận cố định 6,96% hàng năm cộng với phần thưởng RPL linh hoạt do nền tảng phát hành để bảo mật mạng Ethereum.
Nhà vận hành nút không cần nạp toàn bộ 32 ETH để chạy một nút trước khi vận hành trên không gian Rocket Pool. Thay vào đó, Rocket Pool cho phép nhà xác thực nạp một nửa, tức là 16 ETH. Điều này khiến nó trở thành một lựa chọn tiết kiệm chi phí hơn cho các nhà khai thác nút trong giao thức Ethereum PoS.
3) Tempus Finance — thu nhập cố định cho token
Tempus là giao thức staking thanh khoản hàng đầu tiếp theo dành cho người dùng DeFi. Công cụ DeFi thế hệ mới này giúp người dùng có thể kiếm được thu nhập cố định từ token của mình. Bằng cách này, người dùng có thể kiếm được thu nhập thụ động cố định từ tài sản kỹ thuật số của họ trên tất cả các giao thức mà họ triển khai.
Đội ngũ Tempus cho biết giải pháp đa chuỗi của mình có thể được triển khai trong ba trường hợp sử dụng khác nhau.
Người dùng có thể điều chỉnh mức tăng trưởng trong tương lai đối với tài sản tiền mã hóa của mình.
Họ cũng có thể suy đoán về tốc độ tăng trưởng trong tương lai của tài sản.
Họ có thể triển khai tài sản được token hóa vào nhóm thanh khoản và kiếm phí giao dịch.
Tempus hỗ trợ hầu hết các token cho lợi nhuận trên blockchain Ethereum và Fantom, bao gồm stETH, yvDAI, xSUSHI và aUSDC. Trong khi đó, giao thức cũng vận hành một trình tạo lập thị trường tự động (AMM), giúp cung cấp thanh khoản cho token mang lại lợi nhuận trở nên dễ dàng hơn.
Giao thức này không tính phí staking. Tuy nhiên, người dùng phải trả phí hoán đổi để cung cấp tính thanh khoản trong bể AMM.
4) Hubble Protocol — vay bằng tiền mã hóa đã stake
Hubble Protocol đã thu hút sự chú ý sau khi tham gia cuộc thi hackathon Solana. Kể từ đó, nền tảng staking thanh khoản mới này đã được biết đến rộng rãi,
trở nên phổ biến nhờ các dịch vụ cho vay của nó. Người dùng có thể vay dựa vào tiền mã hóa của họ và sử dụng token đã vay làm tài sản thế chấp trên các nền tảng DeFi khác. Bằng cách này, người dùng có thể gia tăng mức độ staking khi kiếm lợi nhuận được từ cả khoản tiền nạp ban đầu và khoản tiền vay mà họ có thể truy cập. Stablecoin USDH có vai trò quan trọng trong giao thức Hubble vì được sử dụng trong dịch vụ cho vay tiền mã hóa.
Hubble hỗ trợ nhiều tài sản và cho phép người dùng nạp tiền từ nhiều mạng khác nhau. Nền tảng này cung cấp đòn bẩy lên tới 11x cho tài sản thế chấp mà người dùng có thể sử dụng để giao dịch. Điều này làm tăng tiềm năng tăng trưởng từ tiền nạp của người dùng theo cấp số nhân.
Hubble tính phí 0,5% cho các khoản vay.
5) Meta Pool — staking thanh khoản cho Near protocol
Meta Pool phục vụ mạng lưới hợp đồng thông minh Near. Dịch vụ staking thanh khoản cho phép người dùng stake tài sản Near và nhận được stNEAR. stNEAR có thể được sử dụng cho các hoạt động DeFi trong hệ sinh thái Near và hệ thống tổng hợp tăng trưởng Aurora.
Meta Pool ủy quyền tiền nạp của người dùng cho 65 nhà xác thực theo dõi hiệu suất của tài sản ký gửi. Khi người dùng khóa tiền trong giao thức DeFi, Meta Pool thưởng cho người dùng lợi nhuận hàng năm lên đến 9,76%, không bao gồm phần thưởng staking từ các hoạt động tăng trưởng khác. Nếu tài sản token hóa được triển khai trên giao thức Aurora, người dùng cũng có thể nhận được lợi nhuận lên đến 9,76%.
Giống như tất cả các giao thức trong bài viết này, Meta Pool cung cấp tính năng hủy stake tức thì. Tuy nhiên, tính năng này đi kèm với một khoản phí 0,3%.
6) Staking thanh khoản OKTC — stake và kiếm OKT dễ dàng
Staking thanh khoản OKTC là một giải pháp staking thanh khoản tiên tiến trên OKT Chain (OKTC). Được cung cấp bởi OKX, nó cho phép người dùng stake và kiếm token OKT trong khi duy trì tính thanh khoản.
Sau khi stake OKT, người dùng sẽ nhận được OKT (stOKT), một token KIP-20 linh hoạt có thể được giao dịch và sử dụng tự do trong hệ sinh thái OKTC. Ngoài ra, người dùng có thể kiếm phí hoán đổi bằng cách cung cấp thanh khoản cho Hoán đổi OKTC.
Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu? Tham khảo hướng dẫn toàn diện của chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.
Dù bạn là nhà giao dịch OKX hiện tại hay mới tham gia nền tảng, tham gia với chúng tôi và bắt đầu kiếm phần thưởng bằng cách stake thanh khoản OKTC.
Sử dụng ETH stake thanh khoản cho DeFi
Một trong những cách khai thác tiềm năng của staking thanh khoản là sử dụng trong DeFi. Điều này phần lớn được thực hiện thông qua khai thác lợi nhuận, vì tài sản cố định có thể được sử dụng trong các giao thức tạo tăng trưởng.
Khai thác lợi nhuận cho phép người dùng khóa tiền và sử dụng phiên bản được neo của tài sản ở nơi khác. Kết quả là, người dùng có thể sử dụng tài sản được neo làm tài sản thế chấp để vay tiền mã hóa và thực hiện giao dịch, kiếm thu nhập chủ động và thụ động.
Tổng kết về staking thanh khoản: chiến lược staking nâng cao
Staking thanh khoản là hệ thống thế hệ mới, cho phép người dùng đưa tài sản của họ vào hoạt động và có tiềm năng tăng trưởng. Thay vì khóa tiền và không có quyền truy cập, staking thanh khoản cung cấp cho người dùng phiên bản tài sản có tính thanh khoản cao để sử dụng trên các nền tảng khác. Điều này khiến dịch vụ staking thanh khoản được người dùng yêu thích vì họ có thể dễ dàng rút lại tài sản bất cứ khi nào họ muốn.
Dù quy trình này có thể mang lại lợi nhuận nhưng staking thanh khoản là một chiến lược nâng cao và chỉ nên được sử dụng bởi những người có kinh nghiệm staking.
Câu hỏi thường gặp
Staking thanh khoản có rủi ro không?
Có, staking thanh khoản đi kèm với rủi ro. Phiên bản token hóa có thể dễ dàng bị mất neo giá với tài sản ban đầu hoặc mất giá trị. Một vấn đề khác là người dùng chỉ có thể rút lại tài sản nếu họ trả lại giá trị tương đương với số tiền nạp ban đầu. Các nền tảng staking thanh khoản cũng có thể dễ dàng bị hack nếu áp dụng các biện pháp bảo mật kém.
Điểm khác biệt giữa staking thanh khoản và staking là gì?
Sự khác biệt chính là staking thanh khoản có tính thanh khoản cao hơn so với staking. Những người stake thanh khoản sẽ nhận được phiên bản token hóa của tài sản tiền mã hóa đã ký gửi để có thể sử dụng trên các nền tảng khác. Tuy nhiên, staking không cung cấp cho người dùng đặc quyền này.
Token staking thanh khoản là gì?
Token staking thanh khoản là phiên bản token hóa tiền nạp của người dùng. Với số tiền nạp ban đầu bị khóa, người dùng sẽ được cấp token staking thanh khoản, token này có thể chuyển nhượng, giao dịch và sử dụng trên các nền tảng khác.
Staking thanh khoản có tốt không?
Staking thanh khoản có thể là một phương pháp khả thi để tạo ra tăng trưởng từ tài sản kỹ thuật số. Phương thức staking này cho phép người dùng truy cập token của họ và bảo mật mạng bằng các token đó. Tuy nhiên, staking thanh khoản phù hợp hơn với những người stake có nhiều kinh nghiệm do tính phức tạp vốn có của nó.
Staking thanh khoản có tốt hơn staking không?
Điều này phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng. Staking thanh khoản có thể là một lựa chọn tốt hơn cho người dùng DeFi có kinh nghiệm. Ngược lại, staking sẽ tốt hơn cho các nhà giao dịch cá nhân quan tâm đến việc làm cho tài sản tiền mã hóa nhàn rỗi của họ hoạt động lâu dài.
© 2025 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: “Bài viết này thuộc bản quyền của © 2025 OKX và được sử dụng với sự cho phép.” Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: “Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2025 OKX.” Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.