Cách tự lưu ký đơn giản: Làm sao để tự lưu trữ crypto?
Crypto cho phép chúng ta kiểm soát tài sản của mình, nhưng với quyền lực mạnh mẽ luôn đi kèm trách nhiệm nặng nề. Khi nói đến việc lưu trữ tài sản kỹ thuật số, bạn có thể chọn ủy thác chúng cho một sàn giao dịch, chọn dịch vụ lưu ký hoặc tự lưu ký. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu:
- Thế nào là tự lưu ký
- Tự lưu ký có những lợi ích gì
- Tự lưu ký có mặt trái nào không
- Cách giữ private key an toàn và bảo mật
- Hỏi đáp về tự lưu ký
Thế nào là tự lưu ký?
Có lẽ bạn từng nghe các thuật ngữ như tự lưu ký hoặc ví tự lưu ký. Tự lưu ký nghĩa là bạn quản lý crypto hoặc các tài sản kỹ thuật số khác của mình mà không cần phụ thuộc vào bên trung gian hoặc bên lưu ký bên thứ ba. Bạn hành động khá giống "ngân hàng" của chính mình vì bạn có trách nhiệm bảo đảm tài sản của mình. Điều đó cũng cho phép bạn có quyền kiểm soát và tự chủ lớn hơn đối với tài sản kỹ thuật số của mình.
Tự lưu ký khác với ví lưu ký hoặc tổ chức tài chính truyền thống – những nơi bạn có ít quyền kiểm soát đối với cách bảo vệ tài sản của mình. Điều làm cho việc tự lưu ký trở nên hấp dẫn là bạn không cần lo lắng về tính bảo mật của bên lưu ký bên thứ ba. Qua đó, bạn tự chịu trách nhiệm về việc giữ an toàn cho tài sản của mình, đồng thời có được khả năng thấy được và kiểm soát hoàn toàn các tài sản mà mình nắm giữ.
Một số người cũng có thể nghiêng về tự lưu ký vì họ coi trọng quyền riêng tư và không muốn thông tin cá nhân hay dữ liệu tài chính của mình bị lộ cho các bên lưu ký bên thứ ba.
Nếu bạn muốn trải nghiệm ví tự lưu ký, chúng tôi đã viết hướng dẫn về cách thiết lập ví không lưu ký.
Tự lưu ký có những lợi ích gì?
Bây giờ bạn đã nắm được ý nghĩa của tự lưu ký, hãy cùng điểm qua một số lợi ích của việc sử dụng quyền tự lưu ký:
- Phí thấp hơn: Hầu hết các bên lưu ký bên thứ ba tính phí lưu trữ tài sản crypto của bạn. Bằng cách chuyển sang tự lưu ký, bạn có thể giảm hoặc thậm chí loại bỏ hoàn toàn các khoản phí này.
- Bảo mật hơn: Tự lưu ký cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn các private key và nhờ vậy kiểm soát hoàn toàn crypto của mình. Chúng tôi sẽ giới thiệu cách bảo vệ [private key] của bạn(/learn/what-are-public-and-private-encryption-keys-crypto-wallets-explained); chẳng hạn như lưu trong ví cứng, giúp giảm rủi ro bị hack và các vi phạm bảo mật khác.
- Nhiều quyền riêng tư hơn: Với tự lưu ký, bạn không cần phải giao phó cho bên thứ ba quản lý thông tin cá nhân của mình.
- Rủi ro bên thứ ba thấp hơn: Tự lưu ký làm giảm rủi ro đi kèm với các bên lưu ký bên thứ ba, chẳng hạn như gian lận và các quyết định kinh doanh kém hiệu quả.
- Nhiều quyền kiểm soát hơn: Tự lưu ký mang đến quyền kiểm soát hoàn toàn đối với tài sản của người dùng, ngược lại, bên lưu ký bên thứ ba thường áp đặt các hạn chế.
Tự lưu ký có mặt trái nào không?
Điều quan trọng đối với tất cả người dùng crypto là đưa ra quyết định cũng như thực hiện nghiên cứu riêng để tìm xem giải pháp nào phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Mặc dù tự lưu ký có rất nhiều ưu điểm, nhưng đi kèm với đó là những thách thức.
- Khó khăn về kỹ thuật: Điều cần thiết là phải có hiểu biết cơ bản về cách thức hoạt động của ví crypto và cách quản lý private key của bạn. Đối với những người mới bắt đầu, khía cạnh kỹ thuật của tự lưu ký có thể khá khó hiểu. Điều này có thể dẫn đến nhầm lẫn hoặc sai sót, thậm chí mất mát tài sản.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn: Mặc dù việc nắm toàn quyền kiểm soát tài sản kỹ thuật số của mình nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng kèm theo đó sẽ tăng thêm nhiều trách nhiệm và rủi ro. Ví dụ: nếu làm mất private key hoặc mắc lỗi khi quản lý tài sản kỹ thuật số của mình, bạn có thể vĩnh viễn mất quyền sử dụng tiền của mình.
- Thiếu khả năng bảo hiểm: Khác với các dịch vụ tài chính truyền thống, không có nhiều lựa chọn bảo hiểm để bảo vệ tài sản kỹ thuật số của bạn. Nếu tài sản kỹ thuật số tự lưu ký của bạn bị mất hoặc bị đánh cắp, bạn có thể sẽ không khôi phục được chúng.
- Hạn chế về hỗ trợ: Việc trở thành người chịu trách nhiệm duy nhất trong việc quản lý tài sản kỹ thuật số của mình có thể là một thách thức nếu phát sinh các sự cố kỹ thuật. Dù bạn có thể khắc phục sự cố bằng cách nghiên cứu hoặc kết nối với các cộng đồng crypto khác nhau, nhưng có thể sẽ không có nhiều hỗ trợ để giải quyết sự cố một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cách giữ private key an toàn và bảo mật
Hãy hình dung private key giống như một mật khẩu bí mật dành cho ví hoặc một tổ hợp mật mã két sắt của bạn; bạn sẽ không bao giờ công bố những thông tin này trên mạng xã hội! Bắt buộc phải giữ private key của bạn an toàn và bảo mật; sau đây là một số ví dụ có thể giúp bạn.
- Ví cứng: Ví cứng là một thiết bị thực cho phép bạn lưu trữ private key ngoại tuyến. Vì không cần kết nối internet nên đây được coi là một trong những cách an toàn nhất để bảo vệ private key của bạn.
- Ví giấy: Bạn sẽ tạo một "ví giấy" khi viết các private key của mình trên một tờ giấy và cất giữ ở một vài nơi, chẳng hạn như két an toàn, kho tiền cá nhân hoặc một nơi nào đó an toàn.
- Mã máy nhắn tin: Trước khi có điện thoại di động và tin nhắn, vào những năm 90, mọi người sẽ giao tiếp bằng cách sử dụng mã máy nhắn tin để gửi tin nhắn trên máy nhắn tin. Các con số sẽ được phiên âm thành các chữ cái; bạn phải giải mã các con số thành các chữ cái. Dưới đây là một vài ví dụ: 12 = R, 17 = N and 8 = B. Một số người viết các chữ cái trong private key bằng trong mã máy nhắn tin để bổ sung một lớp bảo mật.
- USB được mã hóa: Nếu bạn không muốn mua ví cứng thì một giải pháp thay thế khác chính là USB được mã hóa giúp bảo vệ private key.
Kết luận
Chúng ta đã tìm hiểu về tự lưu ký cùng những ưu điểm, mặt trái liên quan cũng như cách giữ an toàn cho các private key của bạn. Nếu bạn muốn trải nghiệm ví tự lưu ký, hãy truy cập Ví OKX – cho phép bạn toàn quyền kiểm soát crypto của mình. Sau đây là hướng dẫn của chúng tôi nhằm giúp bạn tạo và quản lý Ví OKX của mình.
Câu hỏi thường gặp
Q: Tự lưu ký crypto có những lợi ích gì?
A: Tự lưu ký mang lại cho bạn:
- Quyền kiểm soát đối với tài sản của bạn
- Quyền riêng tư đối với thông tin cá nhân của bạn
- Tự do khỏi những hạn chế mà nền tảng lưu ký có thể áp đặt, chẳng hạn như giới hạn rút tiền.
Q: Có những rủi ro nào khi không sử dụng tự lưu ký để lưu trữ tài sản kỹ thuật số?
A: Không tự lưu ký nghĩa là không có toàn quyền kiểm soát tiền của bạn và phải tuân thủ các điều khoản và điều kiện của bên lưu ký. Nền tảng lưu ký bên thứ ba có thể dễ bị tấn công và kém an toàn hơn; bạn có thể mất tài sản.
Tôi có thể sử dụng những loại ví nào để tự lưu ký?
A: Một số ví mềm và ví cứng được tạo để người dùng tự lưu ký; đừng quên nghiên cứu và tìm một ví phù hợp với nhu cầu của bạn.
Làm cách nào để chọn ví tự lưu ký tốt nhất cho nhu cầu của tôi?
A: Bên cạnh việc nghiên cứu, bạn cần xem xét khả năng bảo mật, tính dễ sử dụng và khả năng tương thích với tài sản bạn muốn lưu trữ.
Làm cách nào để bảo mật ví tự lưu ký?
A: Bạn có thể sử dụng ví cứng để lưu trữ private key của mình. Khi chọn mật khẩu, hãy đảm bảo rằng mật khẩu là tổ hợp của các chữ cái, con số và ký hiệu. Sao lưu ví của bạn ở nhiều vị trí an toàn. Bạn cũng có thể thiết lập Xác thực hai yếu tố (2FA), thêm một lớp bảo mật bổ sung cho ví của mình.
Điều gì xảy ra nếu tôi mất quyền truy cập vào ví tự lưu ký của mình?
A: Nếu mất private key, trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ mất quyền sử dụng tiền của mình và sẽ không có cách nào để lấy lại cả. Đó là lý do tại sao việc giữ private key của bạn an toàn và có thể truy cập được là rất quan trọng. Nếu vì lý do nào đó, ví tự lưu ký của bạn bị lỗi hoặc bị hỏng, bạn cần phải sao lưu ví.
Tôi vẫn có thể mua và bán crypto trong quá trình tự lưu ký chứ?
A: Đúng. Ví tự lưu ký cho phép bạn mua, bán, nắm giữ, gửi và nhận crypto.
Tự lưu ký có phù hợp để lưu trữ lâu dài tài sản kỹ thuật số của tôi không?
A: Tự lưu ký phù hợp với những người nắm giữ lâu dài, nhưng quan trọng là bạn phải thực hiện các biện pháp bảo mật thích hợp để bảo vệ ví tự lưu ký nhằm đảm bảo rằng bạn luôn có thể truy cập tài sản kỹ thuật số của mình. Như đã nêu ở trên, tự lưu ký cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn tài sản, nhưng bạn có trách nhiệm bảo vệ các private key và sao lưu ví của mình.
Đâu là sự khác biệt giữa tự lưu ký và sử dụng dịch vụ lưu ký?
A: Sự khác biệt chính giữa dịch vụ lưu ký và tự lưu ký là trong trường hợp đầu tiên, bạn đang đặt niềm tin vào nhà cung cấp dịch vụ lưu ký bên thứ ba và có quyền kiểm soát hạn chế đối với tài sản kỹ thuật số của mình. Nhưng với tự lưu ký, bạn có toàn quyền kiểm soát tiền của mình mà không cần đến dịch vụ của bên thứ ba.
Tôi có thể kiếm tiền lãi từ tài sản kỹ thuật số của mình trong quá trình tự lưu ký không?
A: Có, bạn có thể kiếm tiền lãi từ tài sản số của mình; một cách để làm được điều đó chính là khám phá các giao thức DeFi, nhưng điều quan trọng là bạn phải nghiên cứu và tìm ra một giao thức phù hợp với chiến lược của mình.
Làm thế nào để ngăn tài sản số của mình bị mất hoặc bị đánh cắp?
A: Kiểm tra kỹ trước khi gửi và nhận tài sản để đảm bảo public key là chính xác. Sao lưu private key của bạn trên ví cứng và ví giấy. Luôn cảnh giác với lừa đảo trực tuyến và các trò gian lận khác – những thứ có thể gây tổn hại cho tài sản số của bạn. Tạo một lớp bảo vệ bổ sung với Xác thực hai yếu tố và xem xét các ví tự lưu ký cung cấp nhiều chữ ký.
BÀI VIẾT NÀY CHỈ ĐƯỢC CUNG CẤP VÌ MỤC ĐÍCH THÔNG TIN. BÀI VIẾT NÀY KHÔNG MANG MỤC ĐÍCH CUNG CẤP BẤT KỲ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ, THUẾ HOẶC PHÁP LÝ NÀO, CŨNG NHƯ KHÔNG ĐƯỢC COI LÀ MỘT ĐỀ NGHỊ MUA, BÁN HOẶC NẮM GIỮ TÀI SẢN KỸ THUẬT SỐ. KHOẢN NẮM GIỮ TÀI SẢN KỸ THUẬT SỐ – BAO GỒM CẢ STABLECOIN – CÓ MỨC ĐỘ RỦI RO CAO, CÓ THỂ BIẾN ĐỘNG MẠNH VÀ THẬM CHÍ CÓ THỂ TRỞ NÊN VÔ GIÁ TRỊ. DỰA TRÊN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH, BẠN CẦN CÂN NHẮC CẨN THẬN XEM VIỆC GIAO DỊCH HOẶC NẮM GIỮ TÀI SẢN KỸ THUẬT SỐ CÓ PHÙ HỢP VỚI BẠN HAY KHÔNG. VUI LÒNG THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA PHÁP LÝ/THUẾ/ĐẦU TƯ NẾU BẠN CÓ THẮC MẮC VỀ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ CỦA MÌNH.
© 2025 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: “Bài viết này thuộc bản quyền của © 2025 OKX và được sử dụng với sự cho phép.” Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: “Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2025 OKX.” Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.